Tại TBD chúng ta sẽ trò chuyện trực tiếp với những nhà văn nhà thơ để có hiểu thêm một góc nhìn cuộc sống, trò chuyện để biết rõ ràng những thắc mắc trong lòng. Hi vọng rằng, những buổi tương tác gần gũi thế này sẽ giúp các bạn xoá đi mặc định về “học văn nhàm chán”. Cùng điểm lại một số buổi talkshow đã diễn ra trong năm vừa rồi tại Thư viện trường ĐH Thái Bình Dương nhé!
Tại buổi chia sẻ, các bạn được lắng nghe nhà thơ nổi tiếng Trương Anh Tú trò chuyện về cuộc sống, về cảm hứng sáng tác thơ và viết nhạc của tác giả; những cảm xúc qua tập thơ “Những mùa hoa anh nói”, nỗi niềm của người con xa xứ luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho quê hương.
Nguyễn Quang Lập là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch điện ảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, ông nổi tiếng hơn ở lĩnh vực sáng tác văn chương. Ông còn có biệt danh Bọ Lập, tác giả của blog Quê choa.Ông là một người viết văn sắc sảo, nhiều trăn trở, với nhiều tác phẩm văn học phản ánh chủ đề theo cảm hứng chân – thiện – mỹ. Ngoài văn xuôi, Nguyễn Quang lập còn viết kịch bản và cũng đã có những sáng tác hay được khán giả chú ý như : Trên mảnh đất người đời, Mùa hạ cay đắng. Những tác phẩm của ông được thể hiện thông qua những trải nghiệm của cuộc đời, làm cho sáng tác của ông rất chân thực, hóm hỉnh và thâm thúy.
Nhân vật đặc biệt này chính là nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, tác giả cuốn sách “Nhà văn như Thị Nở”.
Qua giọng giảng đầy chất văn điêu luyện, lại là người sống và sáng tác cùng nhiều thời kỳ của văn chương nên mỗi câu mỗi từ của “ông tóc bạc” Phạm Xuân Nguyên về các tác phẩm kinh điển như “Truyền Kiều” của Nguyễn Du, “Chí Phèo”, “Đời thừa” của Nam Cao,… đều hiện lên chân thực, chi tiết và đầy sinh động, các nhân vật trong tác phẩm như sống cuộc đời khác qua lời kể của ông. Giúp các bạn học sinh có cái nhìn đa chiều, thấu hiểu tác phẩm, nhân vật nhiều hơn; đã phần nào lan tỏa mạnh mẽ chất văn cho những người yêu văn chương, khơi gợi nguồn cảm xúc trong họ.
Cũng tại chương trình, nhà phê bình văn học đã có nhiều chia sẻ về cách học văn, cách đọc và cảm văn chương như thế nào cho hiệu quả, cái chính là phải rèn luyện từng bước, vượt chướng ngại vật, và cốt lõi là tìm được cuốn sách/tác phẩm mình yêu thích, có đam mê. Chương trình lần này với chủ đề “Cảm văn chương, tường cuộc sống” đã nhận được rất đông sự quan tâm và góp mặt của các bạn học sinh, giáo viên từ nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giảng viên Đại học Thái Bình Dương, Đại học Nha Trang.
Với hơn 10.000 đầu sách chuyên ngành, sách kỹ năng, ngoại ngữ và các kiến thức xã hội, thưởng thức đời sống,… hỗ trợ tối đa cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, Thư viện các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín cũng là địa điểm thường xuyên tổ chức các sự kiện, workshop, tọa đàm truyền cảm hứng.