Trí tò mò tìm hiểu tri thức và sự thật chính là ưu điểm của loài người. Và bầu trời đầy sao chính là nguồn cảm hứng vô tận cả về không gian lẫn thời gian cho trí tò mò đó. Từ đó Thiên văn học ra đời. Dù là thời mông muội sống trên đồng cỏ xa-van hay thời đại trí tuệ nhân tạo thông minh lạ kỳ, thì Homo sapiens luôn kể những câu chuyện hấp dẫn, quyến rũ trí tò mò cho nhau, ẩn dấu những sự thật về con người, những vì sao, và về vũ trụ. Những câu chuyện đó dần cô đọng với tinh thần phiêu lưu, sự dự báo tương lai và xếp đặt lại quá khứ thành những tác phẩm văn học khoa học giả tưởng như: truyện Doraemon. Hai vạn dặm dưới đáy biển, Xứ cát
VÌ SAO CHÚNG TA CẦN CÓ NHỮNG THẾ GIỚI GIẢ TƯỞNG? Cuộc sống xung quanh ta luôn hiện diện những câu chuyện, thước phim giả tưởng bên cạnh các tự truyện, phim tài liệu hay non-fiction nói chung. Vậy nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao chúng ta cần có những thế giới giả tưởng trong đời sống chưa?
Thế giới giả tưởng luôn có những điều khác so với thế giới thực mà chúng ta đang sống. Chúng thể hiện ước mơ của con người và là nơi mà chúng ta chiến thắng các quy luật của vũ trụ, các ràng buộc trong xã hội loài người và các ràng buộc trong chính suy nghĩ của mỗi người.Thế giới ấy không có thời gian, hoặc thời gian khác hoàn toàn so với thời gian bạn đang sống. Qua thế giới ấy, theo một hình thức nào đó, bạn đã du hành thời gian bởi ngoài hiện tại, bạn sẽ còn được đến tương lai của rất nhiều năm sau hoặc quay về quá khứ, tại một quốc gia bất kì nào đó, thứ mà phải rất lâu nữa con người mới có thể làm được trong thế giới thực.Và bạn có biết, khi tiếp cận những thế giới ấy, chúng ta đã chìm đắm trong hơn một chiều không thời gian…
Hẹn gặp các bạn vào Chủ nhật ngày 31/7 này nhé!