các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín - App game đổi thưởng uy tín

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNH DƯƠNG VỚI MÔ HÌNH ĐÀO TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG (POHE)

Tóm tắt

Việc thay đổi chương trình đào tạo là một trong những khâu khá quan trọng trong hoạt động dạy và học các trường đại học, điều này có ý nghĩa và cần thiết để ổn định và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cần thực tiễn của xã hội. Bài viết đi vào phân tích thực trạng về nguồn nhân lực, giới thiệu những lợi ích khi vận dụng mô hình đào tạo mới theo POHE và sẽ đưa ra các gợi ý các giải pháp về việc áp dụng triển khai mô hình này tại Đại học Thái Bình Dương.

  1. Đặt vấn đề

Vấn đề thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay đang là câu hỏi lớn đặt lên vai các trường đại học nói riêng và cả xã hội nói chung. Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải tìm được nguyên nhân từ nhiều phía và đề ra các biện pháp khắc phục từng nguyên nhân một cách đồng bộ và thấu đáo. Trong phạm vi bài báo này, Tác giả muốn tìm hiểu một khía cạnh có ảnh hưởng lớn đến việc khắc phục tình trạng trên; đó là chương trình đào tạo hiện tại đang được sử dụng tại các trường đại học và yêu cầu đổi mới về chương trình để sinh viên (SV) ra trường có thể tiếp cận nhanh với thế giới việc làm, phát huy được kiến thức tích lũy trong trường vào công việc để có cơ hội nhận được việc làm và thăng tiến.

  1. Thực trạng về nguồn nhân lực mà các trường ĐH, CĐ đào tạo của Việt Nam hiện nay

Hiện nay, sinh viên đào đạo tại các cơ sở giáo dục đại học sau khi tốt nghiệp ra trường thất nghiệp nhiều. Theo SG Phạm Minh Hạc nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam khi bàn về những “thất vọng và kỳ vọng” vào nền giáo dục Việt Nam. GS Phạm Minh Hạc thẳng thắn chỉ ra rằng, sinh viên đang thiếu nhiều kỹ năng và sống thực dụng. Theo điều tra của Bộ GD năm 2011, cả nước có đến 63 % sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng[1].Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các DN từ chối. Và định hướng, lý tưởng của sinh viên hiện nay có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo thống kê của Trường ĐH Khoa học và nhân văn có tới 26,2% cử nhân ra trường không có việc làm; 70,8% cử nhân có việc làm nhưng phần lớn làm trái ngành nghề; chỉ có 19% là làm đúng ngành nghề đào tạo.[2] Theo đánh giá của các chuyên gia thì thứ nhất số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm khá nhiều. Hiện nay có hơn 500 trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ), chưa kể đến các Trường đào tạo nghề từ trung cấp chuyên nghiệp đến cao đẳng và các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở các Tỉnh và Huyện; mà chỉ có ít trường đạt chuẩn. Thứ hai, thực tế thị trường lao động của nước ta khá khó khăn, ngặt nghèo và tỷ lệ người thất nghiệp nhiều (khoảng 7 – 8%, thậm chí là cao hơn). Thứ ba, bản thân sinh viên khi ra trường thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và mờ nhạt lý tưởng sống.

Thực tế đa số các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chạy theo nhu cầu phát triển nhân lực của thị trường, theo số lượng, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo. Các trường Đại học lựa chọn các khối ngành kinh tế, tài chính, kế toán để đào tạo, đầu tư cho cơ sở vật chất ít, không phải trang bị nhiều phòng thực hành, thực nghiệm…

Tại sao khi sinh viên tốt nghiệp ra Trường lại thất nghiệp nhiều? hiện tại đang xảy ra hiện tượng khủng hoảng thừa, các Doanh nghiệp (DN) thừa lao động nhưng lại thiếu nhân sự được đào tạo có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc. Cụ thể: Sinh viên ra trường không có việc làm, hoặc làm không đúng ngành đào tạo là do 3 nguyên nhân chính:

  1. Cơ sở đào tạo (trường ĐH, CĐ, TC, trường nghề) hiện nay lập ra quá nhiều.
  2. Nhà nước không có chiến lược phát triển, định hướng ngành nghề, số lượng lao động… một cách chính xác và cụ thể nên làm cho cơ sở đào tạo, phụ huynh và người học đều xây dựng kế hoạch không đúng với thực tế (bằng chứng là khủng hoảng thừa).
  3. Chương trình đào tạo giữa ở các trường ĐH chưa kết nối với DN, thực tiễn và thế giới việc làm;
  4. Sinh viên thiếu kỹ năng thực hành, thực tiễn, thiếu luôn kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế…

Đa số các DN được hỏi đã trả lời, khi tuyển dụng vào đơn vị thì phải đào tạo lại hoàn toàn, mất thời gian và chi phí. Vậy đã có sự thông suốt và gắn kết giữa các DN và các cơ sở giáo dục Đại học chưa? Có một số ít các DN đang áp dụng nhưng chỉ là hình thức thông qua các buổi Hội nghị, Hội thảo, chưa có sự cam kết bền vững và hiệu quả. Muốn làm được điều đó thì phải có chương trình hành động, các giải pháp cụ thể và có lộ trình thực hiện mới có được hiệu quả cần thiết.

Giới hạn của bài viết này chỉ đi phân tích và đưa ra một số gợi ý về giải pháp để áp dụng thành công chương trình đào tạo đại học theo định hướng ứng dụng đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho Doanh nghiệp và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

  1. Lợi ích của chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng (POHE)

3.1 Khái Quát về  đào tạo theo định hướng ứng dụng POHE:

POHE (Professional Oriented Higher Education) được hình thành từ 1 dự án của Chính phủ Hà Lan tài trợ cho Việt Nam – Dự án POHE từ năm 2007; Hiện tại có 49 CTĐT áp dụng trong 8 trường về các lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật, đào tạo giáo viên, quản lý và kinh doanh. Mục tiêu của POHE là cung cấp các CTĐT có sự liên kết chặt chẽ với Thế giới việc làm – World of Work (WOW), phù hợp với chuẩn mực quốc gia, quốc tế, đào đạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế XH của Việt Nam.

  • Về chương trình đào tạo POHE: Được phát triển dựa trên hồ sơ nghề nghiệp, hồ sơ năng lực, với sự tham gia của của bên sử dụng lao động, tham khảo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các chương trình (CTĐT) của POHE được tổ chức theo mục tiêu năng lực đáp ứng yêu cầu của một nghề nghiệp cụ thể. Chương trình đào tạo có sự tham gia chặt chẽ của WOW về các mặt như: Cố vấn/tư vấn xây dựng chương trình; Tham gia giảng dạy; Hướng dẫn thực tập; Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn; Tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp;…
  • Về sinh viên: Chương trình đào tạo POHE giúp sinh viên thể hiện được các phẩm chất cần thiết; SV học theo nhóm; cùng thực hiện các đồ án nhóm; hình thành các năng lực ứng dụng và thực hành; rèn luyện kỹ năng qua hoạt động thực tế nghề nghiệp. SV tự học, thực hành độc lập, tự sắp xếp công việc và làm các bài tập.
  • Về giảng viên: Yêu cầu về giảng viên phải có kinh nghiệm ứng dụng và thực hành nghề nghiệp; Có kiến thức đầy đủ và thời sự về nghề nghiệp liên quan; Có khả năng dẫn dắt, ứng dụng tri thức chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thuộc ngành đào tạo; Có khả năng thực hiện các chương trình đào tạo (CTĐT) POHE;

3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và triển khai CTĐT POHE

* Sự thay đổi: khi triển khai một chương trình đào tạo mới được hiệu quả thì phải có sự thông suốt giữa lãnh đạo Nhà trường, các Phòng Khoa chức năng và toàn thể giảng viên, cán bộ nhân viên (GV-CBNV) và sinh viên trong toàn trường. Tâm lý về sự thay đổi sẽ là một rào cản để triển khai áp dụng. Việc thành công của một chương trình đào tạo cần được đúc rút kinh nghiệm và hoàn thiện sau vài khoá đào tạo.

POHE có phải là CTĐT tốt nhất: hiện nay các trường ĐH của nước ngoài đã áp dụng thành công chương trình này, tuy nhiên ở Việt Nam thì chỉ có 8 trường ĐH (tài trợ bởi chính phủ Hà Lan) để vận dụng mô hình đào tạo POHE cho một vài chuyên ngành và chuyên ngành đã và đang đạt được những thành công bước đầu và đang tiếp tục triên khia sang các chuyên ngành khác. Đây là cách tiếp cận mới mà Bộ GD&ĐT đang khuyến khích các trường đại học trên toàn quốc vận dụng.

* Thuyết phục thế giới việc làm bằng sản phẩm đầu ra:

Để sản phẩm đầu ra (sinh viên sau khi tốt nghiệp) đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế giới việc làm thì đòi hỏi sự quan tâm và tham gia của Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế Xã hội trong nhiều mặt: cung cấp thông tin về tình hình sử dụng, nhu cầu và yêu cầu về lao động; cùng với nhà trường tham gia xây dựng chương trình đào tạo; tham gia giảng dạy chuyên đề, các học phần liên quan về thực tế; tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập,…

 Niềm tin của thị trường về sản phẩm: Việc thành công của một chương trình đào tạo cần được đúc rút kinh nghiệm và hoàn thiện sau vài khoá đào tạo; vì thế cần quảng bá truyền thông và sau một thời gian mới kiểm nghiệm được, sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thiện.

* Chi phí, học phí, tài chính: để thực sự áp dụng thành công đáp ứng yêu cầu chuẩn của chương trình đào tạo POHE thì việc đầu tư cho cơ sởi vật chất, tài liệu, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, quan hệ doanh nghiệp,.. sẽ mất nhiều chi phí trong khi học phí không đủ bù đắp cũng gây ra nhiều khó khan cho các trường ĐH khi áp dụng chương trình POHE.

4. Các giải pháp để triển khai và vận dụng thành công tại trường ĐH Thái Bình Dương:

Sự quyết tâm của Ban giám hiệu và toàn thể GV-CBNV: để duy trì được sinh viên đầu vào và ổn định phát triển hoạt động đào tạo của Nhà Trường theo định hướng ứng dụng, tạo nên một điểm nhấn mang tính khác biệt thì cần sự quan tâm rất lớn của Hội đồng Quản trị và Ban giám hiệu Nhà trường, cùng với sự đồng thuận và quyết tâm cao của tất cả GV-CBNV để thực hiện hiệu quả thành công mục tiêu đã đặt ra, điều này đã thể hiện rất rõ trong trong chiến lược phát triển NHà trường đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 “Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội theo định hướng ứng dụng, được kiểm định và đạt chuẩn tiên tiến của Việt Nam, đồng thời có một số ngành chất lượng đạt chuẩn khu vực Đông Nam Á.” [3]

Thành lập Ban chỉ đạo đổi xây dựng CTĐT theo POHE: thực hiện chỉ đạo và triển khai cho tất cả các ngành học của trường cụ thể như:

            –  Nhà trường đã cử lãnh đạo và giảng viên (GV): tham gia các Hội thảo và các lớp tập huấn chương trình đào tạo theo POHE; về triển khai tập huấn cho Giarng viên, Cán bộ nhân viên toàn trường; làm thí điểm và kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm;

            – Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề để GV-CBNV trong trường được biết, hiểu và triển khai giảng dạy theo POHE; Đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp theo POHE;

            – Giảng viên: Hình thành các đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) của GV về việc xây dựng CTĐT, viết đề cương các Mudun, học phần liên quan đến GV giảng dạy;

            – Sinh viên: Đổi mới phương pháp học tập trong sinh viên: hình thành các đề tài NCKH của sinh viên; tổ chức Hội nghị học tốt để các bạn sinh viên chia sẻ trao đổi kinh nghiệm trong học tập;

            – GV giảng dạy: phải qua tập huấn: kết hợp với GV đến từ các doanh nghiệp; các trung tâm đào tạo của các DN;…

 Xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài và bền vững giữa Nhà Trường –  Doanh nghiệp và Cơ quan ban ngành Nhà nước.

– Nhà Trường và DN có phòng Ban và có người chuyên trách, thường xuyên kết nối với nhau, chia sẻ thông tin nhanh chóng kịp thời.

– Nhà trường và các DN định kỳ nên tổ chức các Hội nghị, hội thảo chuyên đề để 2 bên cùng nhau trao đổi chia sẻ thông tin lẫn nhau; cung cấp cho nhau những thông tin từ thực tiễn xã hội về nhu cầu nhân lực, bối cảnh kinh tế của địa phương, trong nước và khu vực cũng như trên thế giới. Những ảnh hưởng tác động của chính sách vĩ mô, và đưa ra các định hướng chiến lược phát của DN và Nhà trường. Dự kiến nhu cầu nguồn nhân lực sắp tới sẽ cần bao nhiêu nhân sự, trình độ cấp bậc, yêu cầu cơ bản về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp… Ngành nghề nào cần nhiều sinh viên, phân bố ở đâu địa phương nào: phục vụ tại địa phương các Tỉnh lân cận và cho cả nước. Lĩnh vực ngành nghề nào: số lượng bao nhiêu, dự báo nhu cầu của các DN trong tương lai.

– Nhà Trường và công ty nên có các buổi giao lưu thường niên như: các ngày lễ, ngày thành lập trường, thành lập công ty, tạo thêm cho sinh viên thấy được sự quan tâm của hai bên. Để kích thích tinh thần sinh viên, Nhà trường nên tổ chức nhiều sự kiện cộng đồng như tổ chức hội thảo định kỳ, các cuộc thi khoa học, hội thao giữa các DN và trường.

– Doanh nghiệp có thể sẽ đứng ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về DN, sản phẩm của DN, tạo sân chơi thú vị cho sinh viên và là sự quảng bá hình ảnh thương hiệu cho DN. Doanh nghiệp có thể có các chương trình chính sách như: trao học bỗng cho sinh viêc học giỏi, hổ trợ kinh phí cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Cam kết nhận sinh viên đạt yêu cầu khi ra trường về làm việc tại DN.

– Các Sở Ban Ngành, mà đặc biệt là Sở Nội Vụ và Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề kết nối với các cơ sở giáo dục đại học tại địa phương và các DN cùng nhau tham gia; phân tích đánh giá tìm hiểu nhu cầu, dự báo nguồn nhân lực cho tương lai.

  1. Kết luận

Việc vận dụng chương trình đào tạo mới theo định hướng POHE là một xu thế tất yếu khách quan mà các trường đại học lớn trên thế giới đã áp dụng thành công; ở Việt Nam có hơn 8 trường đã và đang vận dụng, trường đại học Thái Bình Dương đang từng bước thay đổi CTĐT, cách học, cách dạy cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, của thế giới việc làm, đây cũng là nhiệm vụ trong tâm phải thực hiện trong thời gian tới.  

ThS, Đinh Văn Hương, Phụ trách phòng Đào tạo

PGS.TS Nguyễn Văn Ba, Phó hiệu trưởng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]      Sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?

[2]       Nguyễn Tuấn Phương, Một số ý kiến để gắn kết giữa DN và nhà trường, .

[3]       Chiến lược phát triển NHà trường đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

[4]       Phan Anh Tuấn, Thực trạng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiện nay .

[5]       Trần Thị Thanh Mai, Giải pháp gắn kết giữa nhà trường và DN nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo bậc đại học, .