các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín - App game đổi thưởng uy tín

Nghiên cứu ý tưởng chế tạo máy thu gom rác thông minh của các bạn sinh viên

Theo sinh viên Nguyễn Thành Phong – lớp Kỹ thuật tàu thủy 61, Trường Đại học Nha Trang – chủ nhiệm đề tài, ý tưởng chế tạo máy thu gom rác thông minh xuất phát từ bạn Đặng Nhật Uyên – lớp 60 Ngôn ngữ Anh.

Trên thế giới có máy Reverse Vending Machine (RVM) – một loại máy tự động sử dụng để thu gom và tái chế các vật liệu tái chế. Trong nước, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cũng chế tạo máy mang tên “Yehchai Project”, hoạt động tương tự như máy RVM. Gần đây hơn, chương trình “Đổi rác lấy quà” đã diễn ra sôi nổi trên cả nước, lan tỏa về ý thức chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Từ đó, các sinh viên đã quyết tâm nghiên cứu chế tạo máy thu gom rác thông minh phiên bản NTU.

Sau 1 năm nghiên cứu, nhóm đã chế tạo thành công máy thu gom rác thông minh có hình dáng như cây ATM, kích thước 88 x 66 x 180cm, vật liệu thép, sử dụng băng tải, động cơ DC, các cảm biến hồng ngoại, bộ điều khiển trung tâm Arduino… Nguyên lý hoạt động của máy là khi đặt chai nhựa vào ống băng tải, hệ thống sẽ tiếp nhận, bộ đếm sẽ tăng lên 1 đơn vị, đồng thời băng tải cũng ngưng hoạt động. Màn hình cảm ứng sẽ hiển thị số và sau đó sẽ tiếp tục nhận các chai nhựa tiếp theo. Để đổi phiếu lấy quà, người dùng phải bỏ vào 7 chai nhựa cùng lúc; khi đã đạt đúng số lượng yêu cầu, hệ thống sẽ tự động in ra phiếu đổi quà, bộ đếm sẽ tự lặp lại về 0 và tiếp tục nhận chai nhựa. Máy đã được thử nghiệm 3 lần, được hiệu chỉnh cho phù hợp và bảo đảm hoạt động tốt. Đặc biệt, máy đã được vận hành lần đầu tại Trường Đại học Nha Trang, thu gom được 150 chai nhựa trong chương trình đổi chai nhựa lấy quà. Đồng thời, tại sự kiện Ngày hè xanh mát – Gom rác lấy quà do Tổ chức Zema Việt Nam và Tỉnh đoàn tổ chức năm 2022, máy đã thu gom được gần 1.700 chai nhựa…

Tiến sĩ Huỳnh Văn Vũ – Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Trường Đại học Nha Trang cho biết: Việc chế tạo máy thu gom rác thông minh phiên bản NTU là nỗ lực rất lớn của các sinh viên với nhiều chuyên ngành khác nhau. Máy có thiết kế đơn giản, tiện lợi, thu gom nhận dạng chai nhựa là chính; máy lắp băng chuyền và cảm biến nhận diện được vật đưa vào để xử lý tiếp nhận; được lắp màn hình cảm ứng để ghi nhận thao tác bỏ và đếm số chai. Ngoài hiệu quả về giáo dục đào tạo, lan tỏa tính sáng tạo của sinh viên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản phẩm còn tạo sức ảnh hưởng trong cộng đồng. Đây là bước đi ban đầu tiếp cận nghiên cứu ứng dụng mới về tính đa năng ưu việt trong việc xử lý rác tại nguồn. Từ đó lan tỏa, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa của cộng đồng…

Nguồn: Báo Khánh Hòa