các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín - App game đổi thưởng uy tín

Cà phê học thuật ĐH TBD – Không gian kết nối tri thức

Cà phê học thuật (TBD) – chuỗi chương trình đặc sắc trong năm học 2021-2022 đã đến với công chúng trong số đầu tiên “Giáo dục khai phóng và sức mạnh của một quốc gia” chiều ngày 30/10/2021.

Chương trình tổ chức trực tuyến nhưng đã thu hút nhiều công chúng, sinh viên, người làm công tác giáo dục quan tâm giao lưu, chia sẻ với các diễn giả có nhiều kinh nghiệm về giáo dục khai phóng: TS. Bùi Trân Phượng – thành viên Hội đồng Trường ĐH TBD, TS. Phạm Quốc Lộc – Phó Hiệu trưởng ĐH TBD, TS. Nguyễn Thị Từ Huy – Viện Hợp tác Nghiên cứu Quốc tế ĐH TBD.

cà phê học thuật TBD 3
Cà phê học thuật ĐH Thái Bình Dương số 1: “Giáo dục khai phóng và sức mạnh của một quốc gia”

Giáo dục khai phóng và sức mạnh một quốc gia

Trong số đầu tiên này, TS. Bùi Trân Phượng cùng TS. Phạm Quốc Lộc đã chia sẻ, phân tích những lợi ích to lớn mà nền giáo dục khai phóng có thể mang lại cho một quốc gia đang trên đường phát triển như Việt Nam.

 “Giáo dục khai phóng Mỹ không chỉ còn nằm trong các trường Liberal Arts College nữa mà nó đang mở rộng thành nền tảng của giáo dục đại học (AAC&U- Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ). Giáo dục khai phóng không phải là một sự lựa chọn, mà là nền tảng của giáo dục đại học, một con đường đã định hình, phải đi, và họ đang dắt nhau đi.”

TS.. Phạm Quốc Lộc kết luận về giáo dục khai phóng của nước Mỹ.

Trong khi đó, TS. Bùi Trân Phượng cung cấp, chia sẻ thêm về định nghĩa, mục tiêu phương pháp giáo dục khai phóng; vấn đề toàn cầu của giáo dục hiện đại áp dụng giáo dục khai phóng ở gia đình, trường phổ thông và ĐH; ích lợi cho cá nhân người học áp dụng theo tinh thần khai phóng…

“Bạn trẻ cần biết mình là ai, hiểu giá trị cốt lõi, lẽ sống của mình; tự do chọn lựa và luôn chịu trách nhiệm chọn lựa của mình. Từng trường học, từng thầy cô giáo, phụ huynh, từng người học có thể thay đổi tự giáo dục mình theo tinh thần giáo dục khai phóng. Tôi nghĩ đó là điều có thể, thậm chí tôi nghĩ đó là bắt buộc, là nhiệm vụ sống còn trong thời đại liên tục thay đổi ngày nay.”

TS. Bùi Trân Phượng phân tích.

Giao lưu chia sẻ về giáo dục khai phóng tại Việt Nam

Tại chương trình, nhiều giảng viên, cộng đồng sinh viên, người làm công tác giáo dục, công chúng quan tâm đã tích cực thảo luận cùng các diễn giả để làm rõ hơn về giáo dục khai phóng tại Việt Nam.

Cô Nguyễn Hồng Cúc đặt vấn đề: “Có thực sự sinh viên Việt Nam thích trường ĐH áp dụng đào tạo giáo dục khai phóng? Đây có phải là tiêu chuẩn sinh viên chọn trường ĐH hay không? Liệu các trường ĐH chủ yếu chỉ đào tạo giới tinh hoa không?”

TS. Bùi Trân Phượng nhìn nhận: “Theo quan sát của cá nhân tôi, có bằng chứng cho thấy giáo dục khai phóng được học sinh, sinh viên Việt Nam quan tâm. Con đường giáo dục khai phóng phía trước ở Việt Nam còn đầy gian khó nhưng chúng ta có quyền hy vọng về tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của giáo dục đất nước. Trong quá khứ, giáo dục khai phóng chỉ dành cho giới tinh hoa. Hiện tại, giáo dục khai phóng ngày càng được áp dụng cho số đông hơn.

Bạn Nguyễn Phụng Tam nêu lên băn khoăn của mình: “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Việt Nam kỳ vọng khi nhấn mạnh các năng lực chung cốt lõi cần phát triển ở học sinh như: Tự chủ, Tự học, Sáng tạo. Điều này có mối quan hệ như thế nào với triết lý của giáo dục khai phóng?” 

TS. Phạm Quốc Lộc cung cấp thông tin về vấn đề này: “Về mặt ý tưởng, giống phiên bản giáo dục khai phóng của Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ thế kỷ 21. Sinh viên học các môn tổng quát, nhằm bồi đắp năng lực để sử dụng suốt quãng đời ĐH. Từ đó, sinh viên học tiếp những môn chuyên ngành hiệu quả và áp dụng sau khi tốt nghiệp. Các trường ĐH muốn triển khai giáo dục khai phóng thì quan hệ thầy trò là dân chủ, cùng nhau học tập, tương tác sâu có ý nghĩa…Câu chuyện không chỉ ở ý tưởng mà cách triển khai giáo dục khai phóng rất quan trọng.”

cà phê học thuật TBD
ThS. Võ Đình Văn – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng quát & Đổi mới sáng tạo (ngoài cùng góc phải hàng dưới) chia sẻ cùng các diễn giả

Bạn Nguyễn Chí Hiếu đặt câu hỏi trong chương trình: “Một số trường ĐH Việt Nam có thiết kế chương trình đào tạo trong đó có phần giáo dục khai phóng (4-5 môn), nhưng việc triển khai có lẽ chưa hiệu quả lắm.

Về vấn đề này, ThS. Võ Đình Văn – Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục tổng quát & Đổi mới sáng tạo ĐH TBD chia sẻ: “Ở trường ĐH TBD, chúng tôi có cam kết 4T, đào tạo người học toàn diện trên nền tảng kiến thức rộng. Song song đó, chúng tôi có những học phần tổng quát như các môn học Thành công và Hạnh phúc, Cảm thụ văn học phương Đông và phương Tây, Triết học và Tôn giáo, Triết học và Tình yêu; Xung đột và Hòa bình…”

“Ngay từ năm nhất, các bạn chọn lựa môn học, chịu trách nhiệm sự học của mình. Chúng tôi trao quyền cho sinh viên. Các bạn có thể thiết kế không gian học thuật, không gian đời sống, tham gia các CLB, các hoạt động khác nhau…làm cho các bạn trưởng thành. Một mặt triển khai cho sinh viên năm nhất, chúng tôi còn tham vọng muốn phổ biến nó như món quà của trường ĐH TBD trao tặng các trường phổ thông. Đó là những gói học nhỏ đưa giáo dục khai phóng tới các học sinh THPT. Chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức các môn học giáo dục khai phóng tới các trường phổ thông thời gian tới.”

ThS. Võ Đình Văn chia sẻ thêm.

Kết nối TBD với cộng đồng tri thức

Xuyên suốt gần 3 giờ đồng hồ, chương trình “Cà phê học thuật ĐH TBD” số đầu tiên đã nhận được những góc nhìn đa chiều, chia sẻ chuyên sâu từ các diễn giả, công chúng, những người làm giáo dục, giảng viên, sinh viên…

Khép lại chương trình, TS. Nguyễn Thị Từ Huy – Viện Hợp tác Nghiên cứu Quốc tế ĐH TBD nêu lên nhận định: “Giáo dục khai phóng theo tôi có thể nhìn về 2 góc độ: triết lý giáo dục, nền tảng toàn bộ giáo dục, đào tạo con người tự do toàn diện có khả năng thích ứng thời đại. Đó là cấp độ cơ bản nhất. Cái cấp độ cao hơn là nhìn từ giáo dục khai phóng ở Mỹ: mô hình đào tạo, triết lý đào tạo, xây dựng trung tâm giáo dục khai phóng.

Theo tôi, tốt nhất là chúng ta làm cả 2 thứ, vừa xây dựng triết lý giáo dục dựa trên tinh thần giáo dục khai phóng và tổ chức đào tạo theo phương thức khai phóng. Chương trình Cà phê học thuật ĐH TBD hôm nay chỉ là mở đầu, khởi động trong tư duy mỗi người. Chúng ta sẽ tiếp tục giao lưu, thảo luận về chủ đề này và các vấn đề khác trong số thứ 2 tiếp theo của chương trình.

TS. Nguyễn Thị Từ Huy chia sẻ.
Cà phê học thuật ĐH TBD
Chuỗi cà phê học thuật ĐH TBD trong năm học 2021-2022 tạo không gian kết nối cộng đồng tri thức

Chuỗi chương trình “Cà phê học thuật ĐH TBD” sẽ tiếp tục được nhà trường duy trì tổ chức mỗi tháng một lần với sự tham gia của các chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực khác nhau. Qua số đầu tiên “Giáo dục khai phóng và sức mạnh của một quốc gia”, chương trình đã tạo được không gian kết nối, tương tác giữa những người làm công tác giáo dục; xây dựng mối liên kết giữa ĐH TBD với cộng đồng tri thức trong nước…

Minh Thảo

Có thể bạn quan tâm
Tin cùng chủ đề

các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín tiếp đoàn công tác Tập đoàn SIHAI

Buổi gặp mặt là một cơ hội quan trọng để các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín và Tập đoàn SIHAI thảo luận về việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics, một ngành có vai trò chiến lược trong nền kinh tế hiện đại. Trong buổi gặp gỡ, hai […]

Học viện Hàng không Vietjet đến thăm và làm việc tại TBD

Sáng 30/9, Học viện Hàng không Vietjet đã đến thăm và làm việc tại TBD. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa, nhằm tăng cường hợp tác đào tạo và trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên . Trong buổi gặp mặt, hai bên đã chia sẻ với nhau về quá […]

Diễn văn khai giảng 2023 của TS. Phạm Quốc Lộc – Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình Dương

Kính thưa các vị khách quýCác bạn sinh viên thân mến, Hôm nay, tôi lại thêm một lần vui mừng trong đời mình khi được đứng đây, vào dịp này, trong tiết trời này của Khánh Hoà, để đọc bài diễn văn khai giảng năm học mới của Trường ĐH Thái Bình Dương. Tôi còn […]