Trong khoảng thời gian ngắn sau khi cung cấp dữ liệu và đề nghị công cụ ChatGPT viết giúp một giáo trình cho 20 buổi học (mỗi buổi 50 phút), giáo sư Trương Nguyện Thành nhận được một bản thảo chi tiết.
Câu chuyện của giáo sư Trương Nguyện Thành về ChatGPT đã đặt vấn đề cho nhiều ý kiến thảo luận tại buổi tọa đàm “Người thầy trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI): Ảo và thật, đồng hành và đối kháng” do Trường ĐH Thái Bình Dương tổ chức trực tiếp và trực tuyến ngày 6/3.
Tại buổi tọa đàm, ông Trương Nguyện Thành, nổi tiếng với biệt danh “giáo sư quần đùi”, cho biết đã “thử” độ thông minh, tốc độ tổng hợp thông tin và thậm chí sự sáng tạo của ChatGPT, cũng như sử dụng công cụ AI này rất nhiều để hỗ trợ công việc.
“ChatGPT có khả năng tổng hợp khối lượng kiến thức lớn chỉ trong vòng vài giây. Một lần, tôi cung cấp dữ liệu và yêu cầu, nhờ ChatGPT xây dựng một giáo trình cho 20 buổi, mỗi buổi 50 phút. Nếu là thầy cô thì sẽ mất bao lâu để viết một cuốn giáo trình? ChatGPT chỉ làm trong vài giờ đồng hồ! Tương tự, một nghiên cứu sinh tiến sĩ phải mất 1 năm để tìm hiểu, đọc hết các bài báo, nghiên cứu chuyên môn để có nền tảng cơ bản. Trong khi đó, ChatGPT chỉ cần mất 1-2 tháng thay vì 1 năm”, giáo sư Thành chia sẻ.
Theo giáo sư Thành, tốc độ tạo ra kiến thức mới của AI cũng nhanh khủng khiếp và cũng không lâu nữa nó sẽ có cảm xúc và cả khả năng sáng tạo. “ChatGPT đã viết bài luận vào trường ĐH Mỹ còn giỏi hơn bản thân tôi viết. Không những thế, công cụ này còn đánh giá trải nghiệm của ứng viên không có tính cạnh tranh và bịa ra một hoạt động để tăng sự cạnh tranh cho ứng viên. Vì thế, trong tương lai, AI hoàn toàn có thể hiểu được cảm xúc của bạn, biết bạn nghĩ gì…”, giáo sư Thành nhận định.
Tiến sĩ Trần Minh Sơn, chuyên gia công nghệ thông tin (IT) Trường ĐH Thái Bình Dương, cho rằng mọi người có vẻ sợ hãi, lo lắng ChatGPT sẽ “chiếm” nhiều công việc nhưng hiện nay chúng ta sử dụng nó như một công cụ.
“ChatGPT lúc đầu được đánh giá là thiếu hụt về cảm xúc nhưng gần đây có vẻ được củng cố và cải thiện hơn rất nhiều. Nó bắt đầu có cảm hứng, cảm xúc hơn, không còn khô khan. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lo lắng, mà hãy tìm chỗ đứng cạnh nhau, đồng hành, chứ không đối kháng, loại trừ lẫn nhau. Trong tương lai, ChatGPT sẽ hoàn thiện hơn về việc truyền tải cảm xúc, sẽ không khác như một người thầy. Chỉ còn cách cùng nhau “bắt tay”, cộng tác để phát triển giáo dục”, tiến sĩ Sơn nhìn nhận.
Tiến sĩ Phạm Quốc Lộc, Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình Dương, cho rằng để việc sống chung, thích ứng với AI giống như việc chúng ta sống và thích ứng với internet hay PowerPoint cách đây 20 năm. “Cách đây 20 năm, ngành giáo dục áp dụng PowerPoint vào giảng dạy, làm thay đổi cách chúng ta trình bày thông tin trong lớp học. Hay cách đây gần chục năm, robot Sophia đứng nói chuyện với con người cũng khiến chúng ta kinh ngạc. Lần này là ChatGPT, buộc chúng ta phải đặt vấn đề lại về bản chất công việc mà chúng ta đang làm”, tiến sĩ Lộc chia sẻ.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng, Trưởng khoa Kinh tế và Quản trị Trường ĐH Thái Bình Dương, cho hay không ít sinh viên cảm thấy hoang mang trước sự xuất hiện của các công cụ AI. “Chúng ta cần thay đổi làm sao để giúp sinh viên ứng dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn. Vai trò người thầy là đồng hành, định hướng, điều chỉnh phù hợp để giúp người học thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ chứ không phải cung cấp, giải đáp kiến thức. Người thầy khác với ChatGPT là đánh giá được kiến thức và đưa ra giải pháp, định hướng cho người học”, tiến sĩ Hùng chia sẻ.
PGS-TS Nguyễn Đức Thành, giảng viên Trường ĐH Thái Bình Dương, cũng cho rằng chúng ta sử dụng ChatGPT như một công cụ ưu việt, thì chúng ta vẫn vượt lên trên nó. “Trong một thế giới của máy móc, anh muốn tồn tại thì anh phải giống như một con người có cảm xúc, tư duy, hiểu thế giới thông qua những khái niệm, biết cách đặt câu hỏi… Đó là quá trình chúng ta phải học, không ai học thay chúng ta được. Chừng nào chúng ta biết, hiểu các khái niệm thì mới sử dụng ChatGPT tốt. Nắm giữ được khái niệm và sử dụng nó, chuyển hóa nó vào trong thực tế cuộc sống thì chúng ta có sức mạnh hơn AI nhiều”, PGS-TS Thành khẳng định.
Từ đó, PGS-TS Nguyễn Đức Thành cho rằng trong giáo dục, chúng ta nên chung sống, đồng hành chứ không nên đối kháng với các công cụ AI. “Người thầy và học trò phải tìm cách để sử dụng công cụ AI có lợi cho mình. Chẳng hạn, Napoleon sinh năm nào, cuộc đời ông ấy đã trả qua những gì, ông ấy có ý chí, hành động ra sao… thì người máy chỉ có thể cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng mỗi chúng ta học hỏi được gì từ ông ấy, có cảm nhận thế nào… thì chỉ chính chúng ta mới có thể biết, chứ ChatGPT không biết được”, ông Nguyễn Đức Thành nói.
Ngoài ra, giáo sư Trương Nguyện Thành cho hay có ChatGPT làm được 80% công việc của thầy cô rồi thì giáo viên sẽ giải quyết vấn đề khác. “Đó là dạy các em cách sử dụng các công cụ này, dạy cách suy luận, đưa ra giải pháp… Cách đánh giá học tập lâu nay cũng đã bắt đầu lỗi thời nên chúng ta phải suy nghĩ cách đánh giá khác phù hợp hơn. Chẳng hạn, đánh giá cách sinh viên giải quyết vấn đề thay vì trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức”, giáo sư Trương Nguyện Thành chia sẻ.
Theo Mỹ Quyên – Báo Thanh niên (Xem bài viết gốc )
Hội thảo diễn ra từ ngày 26-27/10, tại các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín , với sự tham dự của các diễn giả chính: TS. Phạm Quốc Lộc, Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Minh Anh, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục Tổng quát và Đổi mới Sáng tạo; TS. […]
Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội thảo quốc tế: “Từ lịch sử của cái Khác: Nữ giới và các tác giả nữ trong văn học và điện ảnh Việt Nam” (Khác 2023) được diễn ra với những cách tiếp cận, góc nhìn mới về nữ giới và bình đẳng giới. […]
Kính thưa các bạn tân cử nhân! Hôm nay, trong buổi sáng đẹp trời của tháng Mười, là một ngày trọng đại với tất cả chúng ta. Đây là ngày mà 169 các bạn chính thức tốt nghiệp đại học, hoàn thành chặng đường học tập 3-4 năm tại ngôi Trường Đại học Thái Bình […]