Ngày 23/10/2020 tại các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín (TBD) đã diễn ra workshop “Giảng dạy và học tập theo phương pháp năng động – “Active Learning” thu hút nhiều giảng viên và sinh viên.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ tự học và phát triển nghề nghiệp với chủ đề “Gắn kết, Cách tân và Phát triển” diễn ra từ ngày 19/10 – 23/10/2020 tại cơ sở chính Mai Thị Dõng.
Active Learning (Học chủ động) là phương pháp học tập năng động tạo cho người học không gian, thời gian thoải mái, người học đóng vai trò trung tâm và gần như tham gia điều phối/làm chủ lớp học, giảng viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và định hướng. Một lớp học chủ động đúng nghĩa khi tất cả thành viên tham gia các hoạt động tích cực, sôi nổi, không thành viên nào trong lớp thụ động.
Thạc sĩ Hồ Trung Chánh
Điểm nổi bật nữa của phương pháp này là giúp cho người học năng động, tăng khả năng tư duy, sáng tạo độc lập; tư duy phản biện, kỹ năng quyết định vấn đề. Sinh viên vận dụng kiến thức từ lý thuyết đến thực tiễn ngay tại lớp học, tạo hứng thú và hiệu quả học tập cao. Đây cũng là cách học đòi hỏi người học thực hiện liêm chính trong học thuật, trách nhiệm đối với môn học, lớp học và làm cho việc học tập đạt hiệu quả cao hơn, nhớ bài sâu hơn.
Có 15 phương pháp học tập năng động đem lại hiệu quả: Đóng vai; thực hành; chia cặp; dẫn chứng; phân tích; thảo luận; phản biện; di chuyển vị trí ngồi; sinh viên tự đọc giáo trình to trước lớp; viết các ý tưởng lên bảng/giấy; tạo và tương tác nhóm qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo; dạy kết hợp 2 – 4 giáo viên/môn học, v.v.
Tại workshop, giảng viên và sinh viên đã thực hành phương pháp dạy và học năng động. Khởi động một tiết học bằng cách mỗi thành viên trong lớp học di chuyển vị trí và sắp xếp lại chỗ ngồi theo thứ tự A,B,C hay ngày tháng năm sinh. Qua hoạt động này, các bạn SV đang mất tập trung hay sử dụng facebook cũng sẽ rời điện thoại để di chuyển và bắt nhịp vào lớp học.
Sau đó, giảng viên cho chủ đề để sinh viên làm bài tập nhóm. Mỗi nhóm nhận một chủ đề khác nhau, cùng bàn bạc, đưa ra ý kiến thảo luận, phản biện rồi đi đến đóng gói các vấn đề để trình bày trước lớp. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi phản biện với nhóm lên trình bày. Lớp học đã thu hút tất cả thành viên tham gia rất tích cực, chủ động, sáng tạo.
Diễn giả Hồ Trung Chánh nhận định, khi làm việc nhóm theo phương pháp học chủ động thì SV không thể lười biếng, trốn việc được. Bởi mỗi thành viên trong nhóm đều phải trình bày một vấn đề nhỏ trong đề tài chung, nên phải tư duy, suy nghĩ, đưa ra ý kiến, phân tích, phản biện, cùng bàn bạc, thảo luận chứ không đùn đẩy việc cho nhóm trưởng làm thay.
Bá Nha