các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín - App game đổi thưởng uy tín

Lăng nhục không có tác dụng giáo dục, giáo dục con người nên được thực hiện trong sự tôn trọng, yêu thương

Tại chương trình Café học thuật TBD số 10, chủ đề “Từ lăng nhục tới trắc ẩn”, tác giả Đặng Hoàng Giang đã có những chia sẻ về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội. Những nạn nhân của lăng nhục không phân biệt giới tính, tuổi tác, ngành nghề, có những người là ca sĩ, doanh nhân, dịch giả rất nổi tiếng, hay những người ít được biết đến như học sinh, bảo mẫu,…

Tác giả Đặng Hoàng Giang tại chương trình Café học thuật TBD.

Làm nhục công cộng là hiện tượng có lịch sử cả nghìn năm. Nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, sự làm nhục được nâng lên một tầm cao mới với sức lan tỏa khủng khiếp, ai cũng có thể tham gia. Và vết nhơ đối với người bị lăng nhục là vĩnh viễn, vì công nghệ đã xóa bỏ ranh giới về thời gian và địa lý, mọi người có thể quên nhưng google không quên, mọi thứ đều được tìm kiếm một cách dễ dàng.

Mọi chuyện đều có thể bị đưa lên mạng để hàng triệu người có thể xem và “like”, công nghệ giúp sức để sự tàn nhẫn, vô cảm, cộng với sự thích thú, tò mò chứng kiến bạo lực và cảm giác mình đại diện cho chính nghĩa được nhân lên gấp bội, chứ không chỉ gói gọn trong một góc làng hay con phố.

Chủ đề chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh, sinh viên, rất nhiều câu hỏi được các bạn gửi đến tác giả.

Ai đó sẽ nói, chỉ là ngôn từ thôi mà! Nhưng ngôn từ bạo lực có thể gây ra đổ máu thật. Cô bé T. bị tung clip sex đã tự tử chỉ vì cô thích thế, hay vì chính những nhát like và share, cùng những những bình luận cợt nhả hoặc ác nghiệt trút xuống đầu cô, “Hàng ngon thế!”, “Bán dâm chuyên nghiệp”, “Chết đi đồ hư hỏng”? Và từ ngôn từ bạo lực đi tới hành động bạo lực là câu chuyện đã được thực tế chứng minh.

Cũng tại chương trình, tác giả Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh sức mạnh của sự điềm tĩnh, khả năng quản lý cơn giận, đề xuất phê bình thiện chí, không sử dụng ngôn ngữ bạo lực, từ đó gợi ý suy ngẫm về sự tử tế, lòng khoan dung, lòng trắc ẩn, ý thức về nhân phẩm con người, không coi một hành động sai là tất cả con người đó vi phạm.

Tại chương trình Café học thuật TBD số 10, chủ đề “Từ lăng nhục tới trắc ẩn”, tác giả Đặng Hoàng Giang đã có những chia sẻ về nguồn cơn, lịch sử và hệ lụy của văn hoá lăng nhục là gì? Liệu có con đường nào khả dĩ để thoát khỏi nó hay không? Chương trình thu hút rất đông các bạn học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và sinh viên TBD tham dự.

“Những chia sẻ của tác giả khá liên kết với những trải nghiệm xã hội mà em đang trải qua, đặc biệt là đề cập đến vấn đề thấu cảm, cho em nhiều cảm hứng để trở nên tốt hơn, cẩn trọng hơn khi sử dụng ngôn từ. Đây thực sự là một chương trình đầy tính giáo dục nhân văn, em cảm ơn bác Đặng Hoàng Giang, cảm ơn Trường ĐH Thái Bình Dương rất nhiều ”, Hạ Vi, lớp B11 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Nha Trang, Khánh Hòa) chia sẻ khi tham gia sự kiện.


Khán giả quan tâm chương trình Café học thuật TBD số 10, chủ đề “Từ lăng nhục tới trắc ẩn”, tác giả Đặng Hoàng Giang có thể xem lại

Có thể bạn quan tâm
Tin cùng chủ đề
Tin tức /30.10.2023

Hơn 20 bài báo cáo được trình bày tại Hội thảo quốc tế Giáo dục khai phóng

Hội thảo diễn ra từ ngày 26-27/10, tại các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín , với sự tham dự của các diễn giả chính: TS. Phạm Quốc Lộc, Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Minh Anh, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế kiêm Giám đốc Trung tâm Giáo dục Tổng quát và Đổi mới Sáng tạo; TS. […]

Tin tức /24.10.2023

Những góc nhìn mới về bình đẳng giới trong tác phẩm văn học và điện ảnh

Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội thảo quốc tế: “Từ lịch sử của cái Khác: Nữ giới và các tác giả nữ trong văn học và điện ảnh Việt Nam” (Khác 2023) được diễn ra với những cách tiếp cận, góc nhìn mới về nữ giới và bình đẳng giới. […]

Tin tức /17.10.2023

Bài diễn văn của Chủ tịch Hội đồng trường tại Lễ Tốt nghiệp

Kính thưa các bạn tân cử nhân! Hôm nay, trong buổi sáng đẹp trời của tháng Mười, là một ngày trọng đại với tất cả chúng ta. Đây là ngày mà 169 các bạn chính thức tốt nghiệp đại học, hoàn thành chặng đường học tập 3-4 năm tại ngôi Trường Đại học Thái Bình […]