Lời BBT: BBT xin đăng nguyên văn bài phát biểu của TS Phạm Quốc Lộc – Phó Hiệu trưởng nhà trường tại chương trình đón tân sinh viên 2020, trong đó đề cập đến tác động của dịch Covid -19 đến đời sống xã hội, triết lý giáo dục khai phóng và môi trường khai phóng tại TBD; vai trò của việc đọc sách; phương pháp học đại học; cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả; tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ v.v.
Kính thưa các vị khách quý,
Kính thưa các anh chị đồng nghiệp các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín
Các bạn tân sinh viên thân mến,
Lời đầu tiên cho phép tôi được thay mặt tập thể sư phạm nhà trường gửi đến các bạn tân sinh viên lời chào mừng nồng ấm nhất. Các bạn đã chính thức trở thành thành viên của Thái Bình Dương giữa lúc toàn cầu đang đối mặt với dịch bệnh và nền kinh tế thế giới điêu đứng; chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều chứng kiến, cảm nhận và thậm trải nghiệm muôn vàng những khó khăn trong lúc này. Song cũng chính từ cái thời buổi khó khăn, các bạn trở thành những người đặc biệt. Tôi hiểu được để tiếp tục dấn thân vào ngưỡng cửa đại học trong hoàn cảnh như vậy, các bạn và gia đình đã nỗ lực rất nhiều. Vì lẽ đó, để chúc mừng thành quả đầu tiên của tân sinh viên khoá 2020, tôi xin toàn hội trường đồng loạt vỗ tay thật to.
Xin cám ơn quý vị.
Các bạn tân sinh viên thân mến,
Như vừa nói, các bạn vào đại học trong hoàn cảnh đặc biệt. Điều đặc biệt không phải chỉ là dịch bệnh, mà tôi xin được nêu ra đây vài điều đặc biệt, để chúng ta cùng nhau suy ngẫm.
Trước nhất, các bạn là khoá đầu tiên khi trường triển khai triết lý giáo dục khai phóng. GDKP có thể nghe còn xa lạ vì cái gốc Hán Việt của nó. Nhưng nó không đến nỗi quá xa lạ hay khó hiểu đâu các bạn ạ. Trong hơn một tháng qua, nếu các bạn đã đăng ký học những môn học như Thích ứng và tìm việc 4.0; Vấn đề xã hội: từ truyền thống đến hiện đại; Thành công và Hạnh phúc, các bạn đã phần nào trải nghiệm nền giáo dục khai phóng của nhà trường.
Trước nhất GDKP là những môn học rộng về các vấn đề của xã hội, đặt những câu hỏi ít ai hỏi, nhưng lại luôn thiết yếu với con người; những câu hỏi có vẻ bình thường của cuộc sống, nhưng lại khó trả lời và đeo bám dai dẳn với sự tồn tại của chúng ta.
GDKP là những môn học mà ở đó thầy trò quan hệ gần gũi, bình đẳng; nơi ý kiến của người học (tức là các bạn) luôn được lắng nghe và tôn trọng, dù ý kiến đó phản ánh những suy nghĩ chưa chín chắn, chưa thực sự hiểu của tuổi đời các bạn; nó là nơi các bạn được học lẫn nhau, lắng nghe nhau, trao đổi, chia sẻ hay tranh luận, để kết quả không phải có bạn thắng, có bạn thua, mà tất cả đều thắng, vì tất cả đã mở rộng được tầm nhìn, mở rộng trải nghiệm và kiến thức. GDKP là những hoạt động trên lớp giúp các bạn tự rút ra những bài học cho mình; và người thầy, người cô có khi chỉ là người lắng nghe, quan sát, và phản hồi. GDKP đòi hỏi các bạn phải chủ động, phải tìm tòi, phải đọc.
Trong học kỳ đầu tiên tại Đại học TBD, các bạn hãy tìm hiểu thêm về cấu trúc chương trình đào tạo, với những khái niệm có thể lần đầu các bạn được làm quen: cơ sở ngành, chuyên ngành, ngành chính, ngành phụ, tự chọn tự do. Cấu trúc chương trình đào tạo mang tính khai phóng, được xây dựng trên trên nền tảng hệ tín chỉ Bắc Mỹ sẽ cho các bạn nhiều lựa chọn. Hãy đến Trung tâm Kết nối và Hỗ trợ SV để được tư vấn và đưa ra cho mình những chọn lựa phù hợp với sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lại của các bạn. Các bạn thậm chí còn có thể tích hợp việc hoàn thành chương trình cử nhân chuyên ngành và lấy chứng chỉ nghề thú vị như Hướng dẫn viên du lịch quốc tế hay nội địa. Khi chúng tôi cho các bạn những lựa chọn là chúng tôi đã trao quyền cho các bạn, coi các bạn là những thanh niên trưởng thành, trách nhiệm; và dĩ nhiên chúng tôi luôn đứng sau các bạn để đưa ra những tư vấn để lựa chọn của các bạn là những lựa chọn thông minh.
GDKP là đọc sách. Nói đến đọc sách, tôi cũng xin thông tin đến các bạn, các bạn là khoá tân sinh viên đầu tiên của Thái Bình Dương được tặng mỗi bạn một quyển sách. Dĩ nhiên một quyển sách là con số ít ỏi những quyển sách mà chúng tôi muốn các bạn đọc khi học tập tại TBD và sẽ tiếp tục đọc sau khi ra trường.
Trong sáu ngàn năm lịch sử gần nhất của loài người, đọc vẫn luôn là một cách thế để con người tồn tại và phát triển. Đọc để vươn lên, để không tụt hậu, và như một số bạn đã nêu trong lớp học “Thành công và Hạnh phúc”, đọc sách cũng là cách để hạnh phúc hơn, một thứ hạnh phúc giản đơn không cần quá nhiều tiền. Đọc sách ở tư thế nào cũng đẹp, và ngôi trường chúng ta cũng đã tạo ra cho các bạn thật nhiều không gian để đọc sách: dưới bóng cây trên thảm cỏ, ghế đá, căn tin, thư viện. Đọc sách vào lúc nào cũng bổ ích. Các thầy cô TBD sẽ cùng các bạn rèn luyện sao cho đọc sách là một nhu cầu, là thói quen, là sở thích; giúp giải khuây khi căng thẳng, giải sầu khi buồn đau, thậm chí giải độc tâm hồn và trí tuệ.
Giáo dục khai phóng là phải đọc sách các bạn ạ. Trong một thế giới đầy biến động, sách là tấm bản đồ cho ta đi, là người thầy cho ta hành động, là động lực cho ta kiên trì, là cách ta kết nối với bản thân, với môi trường và với người khác. Nếu không đọc, nhất là ở lứa tuổi đẹp nhất này trong cuộc đời các bạn, các bạn sẽ trở nên khô cằn trong tâm hồn, hẹp hòi trong nhận thức và tính cách.
Ngoài đọc sách, GDKP cũng góp phần phát huy tình bạn ở môi trường đại học. Người Việt chúng ta có câu, học thầy không tày học bạn; và để học được tốt nhứt từ bạn bè, chúng ta hãy luôn tôn trọng và ý thức giữ gìn tình bạn. Hãy add facebook để kết nối, và cân nhắc thật kỹ trước khi unfriend hay remove, vì đó là một hành động có tính quyết liệt và gây hấn. Các bạn sẽ chỉ gần nhau trong hơn 3 năm học thôi, nhưng sẽ tham gia nhiều hoạt động nhóm theo đề án, sẽ tương tác, và chắc rằng sẽ có những dỗi hờn, hiểu nhầm, những cãi vã và chia tay.
Các bạn hãy tận dụng cơ hội tương tác với bạn bè này ở trường đại học, rồi chỉ sau chưa đầy 4 năm mỗi người một con đường. Tìm lại thời gian này sẽ khó lắm các bạn ạ. Các bạn hãy nhớ, chắc chắn là từ môi trường đại học, các bạn có cơ hội xây dựng cho mình một mạng lưới những người bạn, để mỗi người thành công một lĩnh vực, một nơi chốn, và khi cần nhau các bạn có thể gọi nhau.
Đừng hiềm khích, đừng đố kị, đừng chửi mắng nhau trên facebook, vì như vậy người ta sẽ đánh giá mình. Các bạn có biết thời nay, nhà tuyển dụng có khi cũng truy ra facebook của bạn, để xem bạn là ai trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Hãy xây dựng cho mình một phong cách, một thương hiệu cá nhân độc đáo mà trong đó trí tuệ cảm xúc, kiến thức, sự trưởng thành trong tính cách là cốt lõi, chứ không phải những điều các bạn thường thấy trên mạng xã hội như chém gió, hiềm khích, so đo, đố kỵ. Đừng chửi tục, thay vào đó hãy học để biết cách phê phán những tiêu cực của xã hội, thể hiện mình là một trí thức.
Các bạn sinh viên thân mến,
Khi là sinh viên tại Đại học TBD, các bạn hãy là những người học biết đòi hỏi. Các bạn hãy đòi hỏi những bài giảng sinh động, đòi hỏi những hoạt động trên lớp ý nghĩa, đòi hỏi những phản hồi từ thầy cô để định hướng việc học tương lai. Các bạn hãy biết đòi hỏi một môi trường học tập dân chủ, nơi tiếng nói các bạn được lắng nghe, được tôn trọng; nơi các bạn biết lắng nghe và biết tôn trọng người khác. Bằng lòng tự trọng, bằng sự tôn trọng bạn bè, thầy cô, bằng thái độ văn minh, các bạn hãy biết cách đòi hỏi, không phải chỉ cho riêng bạn, mà cho ngôi trường thân yêu của chúng ta, cho một nền giáo dục đại học ngày càng tiến bộ, cho một xã hội ngày càng văn minh và đáng sống hơn.
Cuối cùng, xin nhắc các bạn rằng, học gì thì học, ở Việt Nam, tiếng Anh hay một ngoại ngữ vẫn là một yếu tố quan trọng của thành công. Hãy bền bỉ học tiếng Anh, đừng bỏ dở dang. Đừng để tiếng Anh hay ngoại ngữ trở thành câu chuyện thất bại của cuộc đời mình.
Ở đây, nhà trường mong muốn các bạn ra trường với trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.0. Nhưng các bạn ạ, đấy chỉ là bước đầu, và nếu ngay cả bước đầu tiên mà đã thất bại, nỗi ám ảnh tiếng Anh sẽ đeo bám các bạn suốt cuộc đời. Tuổi các bạn là đẹp nhất để học ngoại ngữ và trau dồi cả tiếng mẹ đẻ của mình. Bỏ lỡ tuổi này là một thất bại lớn. Đừng để đến khi các bạn đã có gia đình, đã có chức vụ tại nơi mình làm, mà hằng đêm, bỏ vợ bỏ con để lần mò đến các trung tâm ngoại ngữ. Học ngay bây giờ các bạn ạ.
10 năm sau, nếu các bạn thấy thiếu năng lực quản trị, bạn có thể đi học quản trị, thiếu công nghệ, đi học công nghệ; nhưng 10 năm sau bạn vẫn thấy thiếu tiếng Anh, bạn sẽ không còn học nổi, đa phần là vậy. Học ngay và luôn các bạn nhé. Nhà trường sẽ tạo nhiều điều kiện khác nhau để các bạn có nền tảng tiêng Anh tốt, cụ thể như chương trình ASL (assissted self learning), tự học có hỗ trợ. Hãy liên hệ các thầy cô dạy tiếng Anh để được biết thêm. Vấn đề giờ nằm ở lòng quyết tâm của các bạn. Các bạn đừng đỗ thừa là học chán, sách chán, thầy chán; vì những bạn hay đỗ thừa vậy thường thấy gì cũng chán, chỗ nào cũng chán. Nếu có dịp, tôi sẽ chia sẻ cách học tiếng Anh, cách tự làm cho mình bớt chán, thay vì đỗ thừa cho hoàn cảnh.
Còn nhiều điều tôi muốn tâm sự cùng các bạn, và hy vọng sẽ có dịp được nói chuyện thêm với các bạn. Tôi nhớ vẫn còn nợ nhiều bạn trong lớp “Thành công và Hạnh phúc” một bữa ăn trưa. Tôi sẽ cố gắng sắp xếp, để nghe các bạn nói.
Chúc các bạn thành công và hạnh phúc.
Chúc sức khoẻ quý vị khách quý, các anh chị đồng nghiệp, các bạn sinh viên các khoá toàn trường Đại học TBD.
Chúc chúng ta luôn phấn đấu vươn lên, trong sự an nhiên của tâm hồn, sự trong sáng của lý lẽ, sự rộng lượng của tầm nhìn, và sự lạc quan vào tương lai.
Xin cám ơn tất cả.
Buổi gặp mặt là một cơ hội quan trọng để các nhà cái uy tín đổi thưởng uy tín và Tập đoàn SIHAI thảo luận về việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics, một ngành có vai trò chiến lược trong nền kinh tế hiện đại. Trong buổi gặp gỡ, hai […]
Sáng 30/9, Học viện Hàng không Vietjet đã đến thăm và làm việc tại TBD. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa, nhằm tăng cường hợp tác đào tạo và trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên . Trong buổi gặp mặt, hai bên đã chia sẻ với nhau về quá […]
Kính thưa các vị khách quýCác bạn sinh viên thân mến, Hôm nay, tôi lại thêm một lần vui mừng trong đời mình khi được đứng đây, vào dịp này, trong tiết trời này của Khánh Hoà, để đọc bài diễn văn khai giảng năm học mới của Trường ĐH Thái Bình Dương. Tôi còn […]