Nhằm kết nối với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19, Khoa Ngôn ngữ, Du lịch và Văn hóa Trường ĐH Thái Bình Dương phối hợp cùng Trường ĐH Khánh Hòa, Trường ĐH Đà Lạt đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Du lịch và Đại dịch Covid-19 từ các góc nhìn”.
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chiếm gần 10% GDP của cả nước năm 2018, đồng thời có nhiều tác động tới phát triển kinh tế, xã hội tổng thể. Tuy vậy, du lịch cũng được xem là một trong những ngành nhạy cảm với dịch bệnh.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, lượng khách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỷ lượt, tương đương giảm 73% trong năm 2020, trong khi quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88%. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Bắc Phi và Nam Á.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết, Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế từ tháng 3/2020. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong quý I/2020. Từ quý II/2021, nước ta chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 97,6% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 88,2 nghìn lượt người và giảm ở tất cả các loại hình vận tải. Nhu cầu du lịch trong nước xét tổng thể giảm vì thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội, mặt khác, do tâm lý lo ngại dịch bệnh và sự sụt giảm thu nhập của người dân. Khách du lịch nội địa năm 2020 giảm 34,1% (đạt 56 triệu lượt), tổng thu đạt 312.000 tỷ đồng, giảm khoảng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 30,5 triệu lượt, tổng thu ước đạt 134.000 tỷ đồng, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước đó. Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020, 90% doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động, 10% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Hiện nay chỉ còn khoảng 2.200 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc với phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa. Người lao động ngành du lịch phần lớn đã chuyển đổi nghề khác để sinh sống.
Phục hồi và phát triển du lịch trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh bình thường mới với mục tiêu sẽ đóng góp khoảng 12-14% GDP, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho lao động (chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030).
Từ những thực tế trên, Khoa Ngôn ngữ, Du lịch và Văn hóa Trường ĐH Thái Bình Dương phối hợp cùng Trường ĐH Khánh Hòa, Trường ĐH Đà Lạt đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Du lịch và đại dịch Covid-19 từ các góc nhìn”. Hội thảo đặt ra kỳ vọng về các giải pháp hồi phục sau những tổn thương do Covid-19 tác động tới ngành du lịch.
Hội thảo diễn ra dưới hai hình thức trực tuyến và trực tiếp vào ngày 13-14/01/2022, tại Trường ĐH Thái Bình Dương (số 79 Mai Thị Dõng, Nha Trang, Khánh Hòa).
“Du lịch và đại dịch Covid-19 từ các góc nhìn” được dẫn dắt bởi các diễn giả: GS. Badaruddin Mohamed, Đại học Sains Malaysia; TS. Yann Roche – Giáo sư khoa Địa lý của Đại học Québec tại Montreal, Canada; Ths. Cao Thị Lê Trân – Chuyên viên du lịch lữ hành, phụ trách mảng châu Á của nhiều công ty lữ hành tại Pháp; TS. Emmanuelle Peyvel – Phó Giáo Sư về Địa lý tại Đại học Brest (UBO – Pháp), đồng thời là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại IRASEC đặt tại Bangkok; TS.
Fanny Quertamp – Chuyên gia về bảo tồn di sản và môi trường, tổ chức Expertise France; Bà Nguyễn Ngọc Hoàng Anh – Nhà sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Hana Group; Ông Miquel Angel – chuyên gia phụ trách Nguồn Nhân lực và Chất lượng của Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Advisory Board); TS.Dineke Koerts và ông Karel Werdler – chuyên gia của Tổ chức PUM Hà Lan; Ông Huỳnh Chí Công – Phó Giám đốc Phòng Hướng dẫn và Điều hành Công ty Bến Thành tourist, kiêm Phó Chủ tịch Chi hội Hướng dẫn viên thuộc Hiệp hội Du lịch TP. HCM; Ông Huỳnh Mai Bảo Thụy, Phó Tổng Giám đốc và đồng sáng lập Công ty cổ phần S-Solution tại Nha Trang; v.v.
Theo TS. Võ Sáng Xuân Lan – Trưởng Ban tổ chức hội thảo cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhận được chia sẻ, thảo luận của các chuyên gia và diễn giả thông qua các nghiên cứu thực tiễn ở nước ngoài, so sánh những khó khăn và thuận lợi từ nhiều địa phương hay quốc gia khác nhau. Từ đó chúng tôi đưa ra các hướng đi mới cho ngành du lịch, để mỗi người học được cái hay và tránh cái dở trong việc khôi phục lại ngành. Ví dụ như chúng ta nói nhiều đến phát triển du lịch bền vững, mà trong đó có cả khía cạnh y tế, sức khỏe nhưng trước nay ít người để ý đến. Qua đại dịch này, chắc chắn ai cũng quan tâm đến an toàn cho bản thân, cho những người xung quanh và sẽ hiểu rõ hơn về những gì mình cần làm cho phát triển du lịch một cách bền vững”.
Hội thảo gồm ba chủ đề chính: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới; Những nghiên cứu liên quan đến đại dịch Covid-19: góc nhìn thực tiễn và đối chiếu; Hướng phát triển du lịch hậu Covid-19.
————————- (English) ————————-
In order to connect with experts, researchers and businesses to find solutions to recover and develop Vietnam’s tourism after the Covid-19 pandemic, Faculty of Languages, Tourism and Culture of TBD University cooperated with Khanh Hoa University, Da Lat University to co-organize an international conference with the theme “Tourism and the Covid-19 Pandemic from Perspectives”.
Tourism is an important economic sector of Vietnam, accounting for nearly 10% of the country’s GDP in 2018, and has many impacts on overall economic and social development. However, tourism is also considered as one of the industries sensitive to the epidemic. According to the United Nations report, the number of international tourists has decreased by about 1 billion arrivals, equivalent to a decrease of 73% in 2020, while in the first quarter of 2021, the decrease has been 88%. The most affected regions are Northeast Asia, Southeast Asia, Oceania, North Africa and South Asia.
In Vietnam, according to the General Statistics Office, Vietnam has not opened to international tourism since March 2020. The number of international visitors to Vietnam in 2020 decreased by 78.7% compared to the previous year, of which more than 96% were international visitors in the first quarter of 2020. Since the second quarter of 2021, our country has not opened to international tourism, so the number of visitors is mainly experts and foreign technical workers working in projects in Vietnam.
In the first 6 months of 2021, international visitors to Vietnam decreased by 97.6% over the same period last year, estimated at 88.2 thousand arrivals and decreased in all modes of transport. The overall demand for domestic tourism decreased due to the implementation of social distancing requirements and on the other hand, due to the fear of the epidemic and the decrease in people’s income. Domestic tourists in 2020 decreased by 34.1% (reaching 56 million arrivals), total revenue reached VND 312,000 billion, down about 58.7% over the same period in 2019. In the first 6 months of 2021, reaching 30.5 million turns, total revenue was estimated at 134,000 billion VND, down 24.2% over the
same period last year. Tourism revenue in the first 6 months of 2021 is estimated at 4.5 trillion VND, down 51.8% over the same period last year.
In 2020, 90% of travel businesses will temporarily suspend operations, and 10% will operate in moderation. Currently, there are only about 2,200 businesses with travel business licenses nationwide, with most of them switching to domestic travel business. The tourism industry workers have mostly switched to other occupations to make a living.
Recovery and development of tourism becomes an urgent requirement in the context of the new normal with the goal of contributing about 12-14% of GDP, creating about 2 million jobs for labor (the tourism development strategy to 2025, vision to 2030).
From the above facts, the Faculty of Languages, Tourism and Culture, TBD University, in collaboration with Khanh Hoa University, Da Lat University co-organized an international conference with the theme “Tourism and the Covid-19 pandemic from different perspectives”. The workshop sets out expectations for solutions to recover from the damage caused by Covid-19 to the tourism industry.
The conference took place in two forms online and in person on January 13-14, 2022, at TBD University (No. 79 Mai Thi Dong, Nha Trang, Khanh Hoa).
“Tourism and the Covid-19 pandemic from Perspectives” is led by speakers: Prof. Badaruddin Mohamed, University of Sains Malaysia; Dr. Yann Roche – Professor of
Geography at the University of Québec in Montreal, Canada; Ths. Cao Thi Le Tran – Travel specialist, in charge of the Asia segment of many tour companies in France; Dr. Emmanuelle Peyvel – Associate Professor of Geography at the University of Brest (UBO – France), and a senior research expert at the Institute of Modern Southeast Asian Studies IRASEC located in Bangkok; Dr. Fanny Quertamp – Expert in environmental and heritage conservation organization “Expertise France”; Ms. Nguyen Ngoc Hoang Anh – Founder and CEO of Hana Group Joint Stock Company; Mr. Miquel Angel – expert in charge of Human Resources and Quality of Vietnam Tourism Advisory Board; Dr. Dineke Koerts and Mr. Karel Werdler – experts of PUM Netherlands; Mr. Huynh Chi Cong – Deputy
Director of the Department of Guidance and Operations of Ben Thanh tourist Company, cum Vice Chairman of the Tour Guide Branch of the City Tourism Association. Ho Chi Minh City; Mr. Huynh Mai Bao Thuy, Deputy General Director and Co-founder of S-Solution Joint Stock Company in Nha Trang; etc
According to Dr. Vo Sang Xuan Lan – Head of the Organizing Committee of the conference said: “We look forward to receiving the sharing and discussion of experts and speakers through practical studies abroad, comparing the difficulties and advantages from many different localities or countries. From there, we offer new directions for the tourism industry, so that each person can get the good things and avoids the bad ones in restoring the industry. For example, we talk a lot about sustainable tourism development, which includes both medical and health aspects, but so far few people have paid attention to them. Through this pandemic, everyone is sure to care about their own safety and those around them, and will have a better understanding of what they need to do for sustainable tourism development.”
The workshop consists of three main topics: Impact of the Covid-19 pandemic in Vietnam and around the world; Researches relating to the Covid-19 pandemic: practical and comparative perspectives; Post-Covid-19 tourism development direction.